ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11

Chủ nhật - 04/11/2018 20:46
ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11
TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC                   ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10//2018 - LỚP 11
     TỔ: NGỮ VĂN                                                NĂM HỌC: 2018 – 2019      
                                                                                MÔN : NGỮ VĂN 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
 
Câu Nội dung Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 1,0
2 Câu chuyện kể một anh lái xe bus người Nhật làm tốt công việc của mình, để lại sự nể phục ở tác giả. 1,0
3 – Nhân vật tôi kính phục anh lái xe người Nhật vì anh ta có tinh thần kỷ luật cao.
– Xe buýt rất đông khách nhưng cả lúc khách lên và xuống anh không hề gắt gỏng, vội vã, ngược lại, anh đối đãi với khách với thái độ niềm nở, lịch sự và làm việc rất cẩn trọng, tỉ mỉ.
1,0
  Tổng điểm 3,0


Phần II. Làm văn (7,0 điểm):

1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội và  văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
Câu Nội dung Điểm
1 Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)  trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của tính kỷ luật trong cuộc sống.  
  a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận. 0,25
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
 Tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người.
0,25
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
c1) Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Từ nội dung câu chuyện: một tài xế xe bus tuân thủ tính kỉ luật, đã làm rất tốt công việc của mình.
- Nêu vấn đề: tính kỉ luật và sự cần thiết của nó trong đời sống của con người.
c2) Phân tích vấn đề:
* Giải thích:
Tính kỉ luật: tuân thủ nghiêm khắc những nguyên tắc trong công việc và đời sống của con người.
* Phân tích biểu hiện:
- Tại sao muốn thành công, cần tuân thủ tính kỉ luật?
+ Mục tiêu đặt ra và đạt được thành quả cuối cùng, không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn.
+ Có tính kỉ luật, dễ hoàn thành tốt công việc và đạt đến thành công.
* Bình luận:
- Trong cuộc sống, còn nhiều người không tuân thủ kỉ luật của bản thân và tập thể ( cần phê phán).
- Cần phải có sự quyết tâm, ý chí để vượt qua những cám dỗ, hướng đến những mục tiêu cao đẹp trong cuộc đời và có ích cho xã hội.
c3) Kết luận:
    Tính kỉ luật là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự thành công ở mỗi con người.
1,0
d) Sáng tạo.
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,25
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. 0,25
Tổng điểm 2,0
 
Câu Nội dung Điểm
2 Trình bày suy ngẫm về vấn đề được nói tới trong “Hai đứa trẻ”  
  a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
HS cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu về Thạch Lam và một vài nét tiêu biểu nhất về phong cách nghệ thuật của ông; vấn đề nghị luận.
- Chủ đề của truyện? (Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, tội nghiệp của những người dàn nghèo khổ nơi những phố huyện tồi tàn)
  * Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn.
  - Hình ảnh ngày tàn được báo hiệu bằng tiếng trống thu không, hình ảnh mặt trời lặn, dãy tre làng đen lại,...
  - Hình ảnh phiên chợ tan: Mọi người gần như đã về hết, chỉ còn lại đôi người đang còn dở câu chuyện; trên đất la liệt rác rưởi; lũ trẻ con đang cố nhặt nhạnh, tìm tòi những gì còn có thể dùng được của những người bán hàng để lại,...
  - Hình ảnh những kiếp người tàn: mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên, hai chị em Liên,...
   =>Tất cả gợi lên nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt của phố huyện.
* Tuy thế, Hai đứa trẻ còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
  - Tất cả những con người nghèo khổ, tội nghiệp (nhất là chị em Liên) ở cái phố huyện buồn tẻ ấy dù khổ sở nhưng vẫn không nguôi hi vọng.    Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn được gửi gắm vào hình ảnh đoàn tàu. Đêm nào cũng vậy, chị em Liên và những người dân ở phố huyện nghèo khổ ấy chờ đợi một chuyến tàu qua, bởi nó mang đến cho cuộc sống của họ ánh sáng, niềm vui (dù rất nhanh, rất nhỏ). Chuyến tàu là cái gì đó đối lập, khác hẳn với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo của họ. Nó gợi cho họ niềm tin, niềm hi vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.
-  Kết luận vấn đề hợp lí.
3,0
d) Sáng tạo.
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…); thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc.
0,5
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt. 0,5
Tổng điểm 5,0

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay6,020
  • Tháng hiện tại159,657
  • Tổng lượt truy cập11,132,611
Một số hoạt động
Liên kết website
SO GD KIÊN GIANG
UBND TP. PHÚ QUỐC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây