Trường THPT Phú Quốc

http://thptphuquoc.edu.vn


HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 (TUẦN 5)

                                    CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
                                                                                    – NGUYỄN MINH CHÂU-

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
  1. Tác giả:
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê: Quỳnh Lưu, Nghệ An, là nhà văn quân đội, viết nhiều về đề tài chiến tranh và người lính. Ông thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nổi tiếng là một tay bút xông xáo , bám sát từng bước đi của cuộc kháng chiến, mô tả trung thực, chân thành và trang trọng chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam.
- Từ thập niên những năm tám mươi, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới văn học. ( cụ thể khi sáng tác chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những “ người mở đường tinh anh và tài năng” ( Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới)
- Tác phẩm: Cửa sông, Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau,…
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
  1. Tác phẩm:
Vị trí: là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Xuất xứ: được in trong tập truyện Bến quê, sau đó in trong tập truyện cùng tên Chiếc thuyền ngoài xa.
Tác phẩm là niềm cảm thông, chia sẻ, tình yêu thương sâu sắc mà nhà văn dành cho những số phận con người > tìm hạnh phúc và bình yên.
  • Giá trị nhân đạo, những thông điệp nghệ thuật mang tính chất định hướng cho cả giai đoạn sáng tác sau đó của Nguyễn Minh Châu
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
  1. Tình huống hé mở ngay ở nhan đề:
  • Đối tượng quan sát: chiếc thuyền
  • Cự ly quan sát: ngoài xa
  • Kết quả quan sát: đó chính là cái đẹp
  • Băn khoăn: khi đến gần kết quả quan sát sẽ như thế nào? Nó là cái ác, cái xấu.
  • Những khoảng trống của nhan đề, đó chính là ý nghĩa: mời gọi người đọc bước vào thế giới của tp để hiểu được giá trị, ý nghĩa của tp.
b. Tình huống được tạo dựng qua các phát hiện đầy nghịch lý
* Phát hiện trên bờ biển:
  • Phát hiện ra cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh:
+ Nhiệm vụ của Phùng: chụp một bức ảnh thuần túy phong cảnh có biển, có sương, có thuyền nhưng không có người, hoàn toàn tĩnh vật.
+ Phát hiện chiếc thuyền ngoài xa, bức ảnh về biển, có sương mù buổi sáng sớm, có thuyền.
+ Những cảm nhận của Phùng:
* Cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh
* Cảnh đắt trời cho
* Một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ
* Một cái đẹp đơn giản và toàn bích.
  • Đó chính là những xúc cảm tràn ngập hạnh phúc, ngỡ ngàng đến bối rối.
  • Phùng nhớ đến: Bản thân cái đẹp chính là đạo đức > Nhận thức đúng đắn: cái đẹp có khả năng cảm hóa con người, gột rữa được tậm hồn con người, giúp người ta sống có ý nghĩa hơn, cao đẹp hơn. (Huấn Cao cảm hóa được Viên quản ngục)
> Phát hiện sự thật trần trụi, tàn nhẫn của cuộc sống
     + Bạo lực gia đình: người đàn ông hùng hỗ, tàn bạo, dùng dây thắt lưng cũ, quật tới tấp vào lưng người đàn bà.

+ Người đàn bà lặng lẽ đứng im chịu đòn, không có bất kì một hành vi, thái độ chống trả.
+ Đứa con nhảy xổ vào người bố, tấn công bố nó để bảo vệ người mẹ đáng thương. Hình ảnh này còn lặp lại lần nữa, khi Phùng chứng kiến cảnh ấy lần thứ hai.
> Bi kịch thường nhật ở gia đình hàng chài.
  • Đằng sau cái đẹp lại tồn tại cái ác, cái xấu một cách tàn nhẫn.
  • Cách nhìn về con người, cuộc đời của người nghệ sĩ: cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
* Phát hiện trong tòa án huyện
- Phát hiện ra những nghịch lý chua xót không thể hiểu nỗi của con người:
+ Phùng, Đẩu đều tin và khuyên người đàn bà ly hôn là giải pháp tốt nhất cho người đàn bà, giải thoát bà khỏi những bi kịch > giải pháp đúng đắn và nhân đạo cho những người yếu đuối, đáng thương.
+ Họ vô cùng kinh ngạc trước phản ứng của người đàn bà, khi người đàn bà “con lạy quý tòa…”, kiên quyết không ly hôn
- Phát hiện sự giản đơn chua xót của nghịch lý
+ Hiện thực của gia đình người đàn bà rất nghiệt ngã và giản dị: nghèo khổ, vất vả, gian truân, không gian sống chật chội, tối tăm, bạo lực gia đình.
+ Cuộc sống nghiệt ngã của người đàn bà
  • Sự giản dị của nghịch lý
*Tình huống được đẩy tới cao độ của nhận thức và xúc cảm qua trải nghiệm trong cơn bão biển
- Ấn tượng từ trận bão biển: những hình ảnh trong cuộc sống con người >< hình ảnh của thiên nhiên trong cơn bão.
  • Nghệ sĩ trăn trở, người thợ sơn tràng, một bếp lửa bị gió ném tung ra bãi cát, một con thuyền trơ trọi > Những lo lắng, chông chênh, bất ổn, đơn độc.
  • Tảng mây đen xếp ngổ ngang trên mặt biển đen ngòm, biển gào thét, sóng bạc đầu > Sức mạnh cuồng phong, khủng khiếp
  • Những đối lập giữa cuộc sống con người và thiên nhiên
  • Nhận thức và xúc cảm: những lo âu, những mong manh, những chới với mong manh đầy bất ổn > Thấu hiểu
+ Hiểu được câu nói của người đàn bà “cũng có khi biển động sóng gió chứ chú”
+ Hiểu được hành trình tìm kiếm hạnh phúc và bình yên: còn xa vời những người hàng chài.
+ Hiểu ra những điều mà trước đó Phùng đã từng nói “không thể hiểu nổi”
  • Con người có thể quên đi cả cái xấu, cái ác hoặc có thể chấp nhận cái xấu cái ác khi con người đứng trước cái đẹp, khi đứng trước sự cuồng nộ của thiên nhiên
c. Giá trị của tình huống: gửi gắm những thông điệp
  • Thông điệp thứ nhất: Thông điệp về cách nhìn với cuộc sống:
+ Muốn hiểu thấu đáo cuộc sống, con người cần có cái nhìn: sâu sắc mà không hời hợt, toàn diện mà không phiến diện, nhìn đa diện, nhiều chiều.
+ Cái xấu, cái ác vẫn tồn tại trong cuộc sống con người, trong bản thân mỗi con người. Không phải dung túng, bao che cho cái ác, cái xấu mà để mỗi chúng ta bình tĩnh, tìm ra cội nguồn phát sinh để con người có thể thay đổi, để loại bỏ cái ác, cái xấu ra khỏi cuộc sống, bản thân.
+ Nhận thức mang tính xã hội: để giải phóng con người khỏi cuộc sống nghèo khổ, tăm tối, chúng ta cần có những giải pháp thiết thực, đồng bộ.
- Thông điệp thứ hai: thông điệp về nghệ thuật
+ Không thể tách rời giữa nghệ thuật và cuộc sống con người. Người nghệ sĩ phải luôn có ý thức rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống con người.
+ Phẩm chất của người nghệ sĩ: tư chất nghệ sĩ để rung động trước cái đẹp, tấm lòng nhân ái biết yêu thương, đau khổ, chia sẻ cùng con người, sự sắc sảo tinh tế, cần có sự trung thực cũng như bản lĩnh dũng cảm của người nghệ sĩ.
+ Quan niệm về nghệ thuật: người nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong cái nhìn với hiện thực, cần có mối quan hoài thường trực với cuộc sống, với con người, thì khi đó họ mới tạo ra được những tác phẩm mang giá trị nhân đạo
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm
+ Nhà văn đã thể hiện sự thấu hiểu và niềm xót thương sâu sắc cho số phận con người.
+ Nhà văn đã bất bình, căm ghét, lên án cái ác, cái xấu trong cuộc sống con người.
+ Phát hiện, thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng với những vẻ đẹp dù là khuất lấp trong tâm hồn, tính cách con người.
+ Niềm tin vào sức mạnh của con người, vượt qua, chấp nhận tất cả những thử thách, những khó khăn để có thể duy trì được sự sống, duy trì được tình yêu thương
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài:
* Một thân phận bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống tăm tối, đói nghèo, bạo lực:
  • Ngoại hình, dáng vẻ:
+ Trạc ngoài 40 , cao lớn, thô kệch, rổ mặt.
+ Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt
> Hình ảnh người lao động vất vả, lam lũ, nhọc nhằn, cuộc sống lao động ấy đã hút kiệt đi sức lực, không còn thấy niềm vui.
+ Quần áo: bạc phết, rách rưới, “nửa thân dưới ướt sủng” > nghèo khổ, thảm hại.
+ Dáng vẻ:
                      Đi thẳng đến xe rà pháo mìn…ngước mắt nhìn ra ngoài phá nước, đưa tay lên…buông thỏng tay xuống > đau khổ, cam chịu, buông xuôi.
                    Khi bị đánh, người đàn bà không hề chống trả > cam chịu, nhẫn nhục, nỗi đau khổ hình như đến mức tận cùng.
                     Khi đến tòa án: tìm đến một góc phòng, ngồi…cố thu người lại > xót xa
Những đau khổ chồng chất trong cuộc đời
+ Chịu những vất vả, nhọc nhằn, những nghèo đói trong cuộc mưu sinh:
     những đêm thức trắng kéo lưới.
     những dày vò của cuộc sống đói nghèo, bấp bênh
     môi trường sống bức bối, tù túng, tăm tối.
+ Nạn nhân đau khổ của bạo lực gia đình:
    đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần: những trận đòn thường nhật.
    cảm giác tủi nhục khi bị đánh
    nơm nớp lo sợ vì các con bị tổn thương về mặt tinh thần
    đau đớn, sợ hãi trước phản ứng tiêu cực của thằng Phác
> Người phụ nữ với những chồng chất về nỗi đau, kể cả tinh thần lẫn thể xác
> Những suy ngẫm, trăn trở về những đau khổ của người đàn bà: Những đau khổ của người đàn bà diễn ra ở bãi xe tăng hỏng, nơi chiến trường xưa: có một cuộc chiến khác, đó là cuộc chiến với đói nghèo, tăm tối, cuộc chiến dành hạnh phúc, bình yên cho cuộc sống của con người. Đây chính là cuộc chiến nhân văn nhất của mỗi người
* Những vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
     **Người phụ nữ nhân hậu, bao dung, giàu lòng hy sinh và đức vị tha:
  • Đối với người chồng tàn bạo, vũ phu:
+ Thấu hiểu, cảm thông cho nỗi khổ của chồng.
+ Thanh minh cho người đàn ông “trước không bao giờ đánh vợ” –Nỗi khổ sở của cuộc sống vất vả, nghèo đói, không gian sống chật chội, bức bối, tù túng
+ Chịu đòn một cách cam chịu, nhẫn nhục: không chỉ vì những đứa con, mà còn như một cách giúp chồng vơi đi sự khổ sở
+ Nhận lỗi về mình: đàn bà hàng chài đẻ nhiều, mà thuyền lại chật…
- Đối với những đứa con: vẻ đẹp của tình mẫu tử
+ Ý thức rõ về tình mẫu tử: “ông trời sinh ra người đàn bà là để sinh con…gánh lấy cái khổ”: xem tình mẫu tử là thiên tính đương nhiên.
+ Tình mẫu tử đã chi phối mọi hành động, mọi việc làm của người đàn bà: chịu đòn, xin với chồng đưa mình lên bờ đánh, gửi thằng Phác lên bờ ở với ông ngoại..
+ Tình mẫu tử đã chi phối đến mọi cảm xúc của người đàn bà: đau khổ hay vui vẻ, bất hạnh hay hạnh phúc
**Sự sâu sắc của một con người từng trải
  • Qua cuộc nói chuyện với Đẩu và Phùng:  Người đàn bà tự nhận mình là thất học, quê mùa, nhưng đã giúp Đẩu và Phùng hiểu ra những vấn đề của cuộc sống:
+ Hiểu được nỗi vất vả của người làm ăn.
+ Hiểu ra vất vả của những người đàn bà trên một con thuyền không cò đàn ông
  • Phùng và Đẩu lúc đầu giận dữ, chỉ ra giải pháp thì cuối cùng đã vỡ ra, ngộ ra, hiểu ra những khuất lấp trong cuộc sống, hiểu được những điều có thể và không thể trong cuộc sống của con người.
> Người đàn bà sâu sắc, khiến người đọc cảm phục nhưng xót xa.
**Một sức mạnh kiên cường, bền bĩ
  • Người đàn bà luôn ý thức một cách sâu sắc về thân phận, thiên chức, ý nghĩa về cuộc sống..chính vì điều này đã mang lại sức mạnh bền bĩ cho người đàn bà.
> Chịu đựng những vất vả cuộc sống, của mưu sinh, những cay đắng, đau khổ trong bạo lực gia đình. Chịu đựng để hướng tới mục đích:
+ Giữ cho sự bình yên của gia đình
+ bảo vệ cho tâm hồn non nớt của những đứa con
+ gánh đỡ cho chồng những khổ sở, những bức bối
+ giúp cho những đứa con có miếng cơm, manh áo
  • Dù tất cả mục đích ấy thất bại nhưng người đàn bà vẫn luôn không ngừng cố gắng để hướng đến những mục đích.
- Cảm nhận của Phùng về hình ảnh người đàn bà bước ra từ bức ảnh: đó chính là vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ, kiên cường, nhân hậu, bao dung, giàu đức hy sinh

III. THỰC HÀNH ĐỀ:
Câu 1 : Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài
Câu 2 :Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Đề 3 :

            Khép lại tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu viết:

         “Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …”
                                          (Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)
                Hãy phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng ở đoạn văn trên để thấy quan niệm của tác giả về nghệ thuật.





 

Tác giả bài viết: Tổ Ngữ văn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây