MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU.

Thứ năm - 12/08/2021 08:16
Người viết: Hoàng Khắc Thủy
(Giáo viên trường THPT Phú Quốc, tổ trưởng tổ Hóa-Sinh)
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP  HỌC SINH  NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU.
- Trước hết, học sinh phải nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc tự nghiên cứu, tự học, cần nhận thức được vị trí, vai trò của môn hóa học trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay.
- Phải luôn nâng cao tinh thần tự giác, xác định rõ động cơ và mục đích học tập và huy động hết mọi năng lực để đạt được mục đích đó. Biết tạo ra niềm say mê trong học tập, chủ động nghiên cứu trước nội dung sẽ học, vấn đề chưa rõ, chưa hiểu phải hỏi bạn, hoặc thầy cô giáo, không nên có tâm lý e ngại.
-Phải có kế hoạch tự học, kiên trì vượt khó để vươn lên trong  học tập.
-Phải kết hợp nhuần nhiễn giữa tự học với học thầy, học bạn.
- Phải nêu cao tinh thần tự học để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường và để tự học suốt đời. Tinh thần tự học là tinh thần tự giác học tập không phải do sự tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay, vì cuộc sống quá hiện đại, người ta chỉ biết chạy đua về thành tích nên nhiều học sinh đã dùng đến nhiều cách học hình thức và gian lận trong học tập nhằm đạt thành tích tốt, một mặt để cạnh tranh với các học sinh khác hay để làm hài  lòng cha mẹ chứ không quan tâm đến tương lai và cách học của mình. Nguyên nhân có lẽ nhiều gia đình cứ dùng mọi biện pháp ép con cái phải học mà lại không phân tích cho chúng  hiểu và một số bạn bè xấu rủ rê khiến chúng sao nhãng học tập và phải gian lận để khỏi bị cha mẹ la mắng....
- Học sinh  phải chú trọng đến phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả. Hiện nay, học sinh phải thay đổi thái độ học thụ động của mình, cụ thể là bớt phụ thuộc vào giáo viên và chịu trách nhiệm cho việc học của chính mình.
- Khi có thời gian rỗi, GV khuyến khích HS truy cập Internet, giáo viên thành lập nhóm facebook, zalo nhằm dạy cho học sinh tư duy tích cực, kỹ năng sống – kết hợp với định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT thông qua các video

Phải có phương pháp tự học hiệu quả  

Tự học là một trong những kỹ năng cốt lõi để thành công trong học tập. Tuy nhiên dù bạn áp dụng các phương pháp tự học nào thì việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi tự học là điều hết sức cần thiết, tạo tiền đề vững chắc cho cả quá trình học. Qua bài viết này sẽ giúp bạn những quy tắc, tiêu chí cần đạt khi tự học.

1.Lập kế hoạch và mục tiêu – đề ra các phương pháp tự học cụ thể

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Để áp dụng các phương pháp tự học hiệu quả, bạn phải lên cho mình một kế hoạch học tập thật khoa học, xác định được khối kiến thức mà bạn cần phải trau dồi, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức cụ thể nếu bạn không muốn lãng phí thời gian cho một mớ kiến thức hỗn độn trong đầu (VD 1 giờ/ ngày để học hóa, ngày nào học lại hóa trị; ngày nào học lại các muối tan, không tan; ngày nào giải bài tập;…)

Có kế hoạch thì phải có mục tiêu, mục tiêu sẽ là động lực học tập của bạn. Bởi bạn biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và đề ra các phương pháp tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

2.Phương pháp  đi kèm với sự kiên trì, nhẫn nại

Việc học không đơn giản là việc ngồi vào bàn ghi ghi chép chép hay cầm quyển sách lên đọc… Để có được những kiến thức hay, bổ ích bạn phải có phương pháp học khoa học, tuy nhiên phương pháp học của mỗi người mỗi khác, đừng cố áp dụng phương pháp của người khác vào mình rồi ép bản thân phải làm được như vậy.
Hãy tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để việc học không gây khó khăn và chán nản cho bạn. Hãy kiên trì và nhẫn nại thay đổi các phương pháp học nếu thấy không mang lại hiệu quả. Dần dần bạn sẽ tìm thấy phương pháp học đúng đắn và phù hợp với mình thôi (Ví dụ: Thầy Sử giáo viên chuyên Toán trường Phan Bội Châu đã chia sẽ: Trước đây khi học THPT Thầy đã đặt ra mục tiêu là thi đậu vào Trường ĐHSP Vinh. Nên Thầy đã dành thời gian chủ yếu cho việc học 3 môn Toán lý Hóa: 2 ngày học Toán, 2 ngày học Lý và 2 ngày học Hóa. Thầy mua các sách tham khảo về và tự học theo các chuyên đề, bám sát chương trình học trên lớp. Tuy nhiên, khi cảm thấy không thích học môn này thì có thể đổi sang môn khác để lấy hứng thú học tập…Nhưng phải kiên trì học như vậy trong ba năm học THPT)

3.Kỷ luật khi học

Hãy luyện cho mình tính kỷ luật khi học trên lớp cũng như lúc tự học. Khi học bạn hãy dành toàn bộ tâm trí, tập trung cao độ, không xao nhãng. Dù bạn sử dụng các phương pháp tự học hợp với bản thân mà không kỷ luật khi học thì mọi cố gắng cũng sẽ thành công cốc mà thôi. Ngoài ra, kỷ luật khi học cũng là cách tốt nhất để bạn rèn luyện tính kỹ luật cho bản thân mình sau này.

4.Tìm kiếm tài liệu

Nếu đã nghe giáo viên giảng về vấn đề nào đó mà bạn quan tâm, hãy tìm kiếm tài liệu về vấn đề đó từ sách, báo, các trang mạng, bạn bè để hiểu sâu hơn về nó. Mặc dù không phải ai cũng có kỹ năng tìm kiếm tài liệu nhanh và chính xác, nhưng khi rèn luyện dần dần kỹ năng này của bạn cũng sẽ lên thôi. Việc này chỉ khó khi bạn mới bắt đầu, khi đã quen bạn sẽ dễ dàng tìm được các thông tin cần thiết để bổ sung thêm vào kho kiến thức của mình.

5.Tự kiểm tra kiến thức

Không phải kiến thức của bạn lúc nào cũng được người khác kiểm tra, vì vậy để việc học đạt hiệu quả cao bạn phải biết cách tự kiểm tra kiến thức của mình bằng cách như: tự làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung chính, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy… Việc kiểm tra lại kiến thức cũng là cách bạn một lần nữa cũng cố lại những gì đã học được, những gì còn mơ hồ cần phải học thêm.

6.Học cách ghi nhớ

Mỗi người sẽ có cách ghi nhớ khác nhau, có người sẽ viết lại nhiều lần ra giấy, liệt kê những nội dung chính, có người sẽ đọc thật to, có người chỉ đọc thầm… miễn sao có thể nhớ được kiến thức đó. Hãy thử tất cả những cách trên xem cách nào sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất.

7. Chọn lọc thông tin, kiến thức

Mỗi ngày bạn sẽ tiếp nhận rất nhiều thông tin, kiến thức khác nhau từ thầy cô, sách vở, các loại tài liệu tham khảo… Nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin, kiến thức sẽ khiến cho bạn bị nhấn chìm trong một mớ bong bong của quá nhiều kiến thức khác nhau.
Hãy biết cách chọn lọc những thông tin, kiến thức quan trọng, cần thiết và ghi nhớ lại chúng. Đừng cố nhớ quá nhiều thứ hỗn độn trong đầu, điều đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy việc học thật sự rất đáng sợ và tồi tệ.

8.Hiểu sâu và thường xuyên ôn lại

Việc hiểu sâu những kiến thức sẽ giúp bạn luôn nhớ và biết cách áp dụng chúng vào từng hoàn cảnh như thế nào cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên ôn lại những gì đã học, nếu không những gì bạn đã học được sẽ dần bị lãng quên theo thời gian. Đừng chủ quan nghĩ rằng bạn vẫn nhớ như in những gì đã học được, nếu không bạn sẽ phải ân hận đấy.
 
  • Một số trang web học tập hiệu quả:
 
  • hanoiacademy.com.vn

- Thầy Nguyễn Thành Nhân - Tư Duy Tích Cực full - (Rất Hay):

https://www.youtube.com/watch?v=w2jS8jLsYOs

- [TGM-VTC4] Kỹ năng sống số 19: Rèn luyện tư duy tích cực:

https://www.youtube.com/watch?v=li14Ivv82Lg

- Giúp trẻ tự lập và giảm phản kháng - Thầy Nguyễn Thành Nhân

https://www.youtube.com/watch?v=UVFVEuHB6iU

- Chuyên Đề Khai Phá Sức Mạnh Bản Thân, Bài Giảng Cho Tập Đoàn L'oreal - Thầy: Nguyễn Thành Nhân

https://www.youtube.com/watch?v=LMJuxv7HNYU
 
 Tags: tổ trưởng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây