GIỚI THIỆU SÁCH CHÀO MỪNG NGÀY 20 THÁNG 11 NĂM 2018

Thứ năm - 15/11/2018 19:48
Gương sáng việc hay ngành giáo dục 2017
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 20/11/2018
       Từ ngàn xưa, trong nếp nghĩ của người dân Việt Nam, nghề dạy học và vị trí người thầy đã được xã hội tôn vinh. “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, đó là những lời nhắc nhở bình dị mà đẹp đẽ thể hiện sự tôn vinh của nhân dân đối với người thầy. Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. "Thầy cô" hai tiếng thân thương gợi về hình bóng những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi con người. Và thầy, cô cũng là người đưa đò cần mẫn, tận tụy, không quản gió mưa chèo lái từng chuyến đò đưa các em đến bến bờ mơ ước.
       Đã có rất nhiều câu chuyện hay và xúc động về người thầy đáng để mỗi chúng ta phải suy ngẫm. Nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, thư viện trường THPT Phú quốc xin gửi đến tất cả quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh cuốn sách: "Gương sáng việc hay ngành giáo dục 2017"  của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Van hóa - Văn nghệ ấn hành năm 2017.
          Quyển sách này không chỉ ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, đáng qúy của những người thầy mà còn ca ngợi tình yêu quê hương đất nước thiết tha của các nhà giáo yêu nước Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử của dân tộc. Có những người thầy suốt đời sống một cuộc sống liêm khiết, trong sạch nên không thể không thấy gai mắt trước cảnh tham ô, tham nhũng. Họ đã dũng cảm đứng lên chống lại tệ nạn đó. Ví như câu chuyện về thầy Nguyễn Khắc Nhu (1882-1930) đã làm một bài thơ chống tham nhũng dán ngay trước cổng huyện đường huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh cũ để châm biếm, đả kích tên quan huyện chuyên đục khoét của nhân dân:
                        “Gớm ghiếc quan huyện Thụ Ngọc Lương
                            Mồm thì lảm nhảm, mắt thì giương
                               Mẹ cha tổng lý lòng không nể
                          Bè bạn chân tình dạ chẳng thương
                            Xử kiện lèm nhèm như tổ đỉa
                         Mã tiền đòn đánh tựa đầu lươn
                            Văn nhân sĩ tử nào đâu cả
                      Xổ khố khiêng lên trả tỉnh đường”

          Hay như câu chuyện về nhà giáo Triệu Thị Huệ: Không chỉ cháy hết mình truyền thụ kiến thức cho học sinh bằng những bài giảng sinh động trên bục giảng, nhiều năm gần đây, nhà giáo Triệu Thị Huệ - Trưởng bộ môn Ngữ văn (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong -TPHCM) còn là một "nhạc trưởng" xông xáo và tích cực nhất trong việc tổ chức các sân chơi văn học cho học sinh khối chuyên Văn của trường. ( Trang 27)
          Cô Lê Thị Bé Nhung, GV dạy môn Sinh và công nghệ, Trường THPT Phan Ngọc Tòng ở Ba Tri, Bến Tre là tác giả công trình sáng kiến "xóa mù giới tính" cho học sinh. Công trình này đã được vào chung kết và nhận giải thưởng của chương trình "Trí thức trẻ vì giáo dục" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT, Báo Tuổi trẻ và tập đoàn Thiên long phối hợp tổ chức. ( trang 49)
          Để giúp các em học sinh yêu thích và học có kết quả cao ở bộ môn Ngữ văn, Thầy Hứa Hoàng Cung cùng các đồng nghiệp của mình luôn tìm tòi tạo sân chơi cho các em qua nhiều hình thức, vừa trong giờ học vừa ở giờ ngoại khóa, giới thiệu cho các em những tác giả tác phẩm nổi tiếng, hướng dẫn các em tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm trong và ngoài chương trình…( trích trang 63)
        Hay như bài viết: Kiên Giang là tỉnh đặc biệt ở vùng đồng bằng sông cửu long. Là địa phương duy nhất của khu vực có cả đồng bằng, rừng núi, biên giới, biển, hải đảo. cũng vì sự đặt biệt này mà sự nghiệp giáo dục ở kiên giang có những nét đặc thù riêng… xem thêm trong bài viết của Bà Nguyễn Thị Minh Giang - giám đốc sở GD&ĐT Kiên Giang (ở trang 169 để biết thêm nhé.
 Ngoài ra, còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu khác như câu chuyện về thầy Trần Văn Phú vừa dạy học vừa là tuyên truyền viên đắc lực của Đảng, thầy Tạ Quang Bửu (1910-1986) đã đóng góp rất nhiều công sức cho đất nước ngay cả khi Cách mạng tháng 8 thành công cho đến khi nước nhà độc lập. Ở hậu phương những bài giảng về lòng yêu nước của rất nhiều thầy, cô giáo chính là động lực thôi thúc biết bao thế hệ học sinh đứng lên cầm súng để bảo vệ đất nước theo lí tưởng “Vì nước quê thân, vì dân phục vụ”. Bên cạnh đó, những người thầy luôn là những tấm gương sáng về đạo đức, về chữ tâm. Câu chuyện về thầy giáo Hoàng Đạo Thúy khiến người đọc nhớ mãi về nhân cách cao cả của thầy khi thầy nói với học trò: Chúng ta thường nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) để dạy dỗ con cháu phải tôn sư trọng đạo. Nhưng là thầy cũng cần nhớ rằng “ dù dạy nửa chữ cũng đã là thầy, phải xứng đáng là thầy”.
Sách hiện có tại thư viện trường thpt Phú Quốc, rất hân hạnh được phục vụ bạn đọc.

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây