ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

Thứ năm - 18/10/2018 17:59
ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

  TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC             ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 - LỚP 10
     TỔ: NGỮ VĂN                                                NĂM HỌC: 2018 – 2019      
                                                                                MÔN : NGỮ VĂN 

 
Phần Câu Nội dung Điểm
 I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là: nghị luận 1.0
2 Nội dung chính của đoạn trích: Từ việc ca ngợi các đấng anh hùng xưa nay thành công nhờ mạo hiểm, không sợ khó,…đến phê phán những người sống thờ ơ ích kỉ,….Tác giả khuyên các học trò ngày nay phải biết xông pha, biết nhẫn nhục….mới thành công. 1.0
 
3  Tác giả gọi: “những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả” là sống thừa vì:
         + Đó là những người yếu đuối, nhút nhát, thiếu tự tin, thích hưởng thụ, ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân.
         + Không dám mạo hiểm trong cuộc sống, không dám làm, sợ trách nhiệm, không đóng góp được gì cho xã hội, cho đất nước.
 
1.0
 
II   LÀM VĂN  
Yêu cầu chung

 
  1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Lập dàn ý, chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đặc biệt là về câu và các biện pháp tu từ) để lời văn của bài làm phù hợp với yêu cầu của bài văn tự sự.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để viết một bài văn tự sự có vận dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Bố cục chặt chẽ. Có luận điểm, luận cứ rõ ràng. Diễn ý mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
1.0
    2. Yêu cầu về kiến thức
    Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học về văn tự sự, học  sinh có thể trình bày câu chuyện (kỉ niệm) của mình theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
6.0
Yêu cầu cụ thể  
  1. Mở bài :
Giới thiệu một cách khái quát về câu chuyện cần kể. ( kỉ niệm gì? với ai?- ngôi kể?-)

0,5
    b) Thân bài:
- Câu chuyện xảy ra ở đâu, lúc nào?... ( thời gian, hoàn cảnh...)

0,5
    - Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết thúc) 2,0
    - Trong câu chuyện đó, em ấn tượng nhất là điều gì?, sự việc gì? Nó có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Nó có tác động, chi phối gì về suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, nhận thức.... của em? ( sự việc, chi tiết tiêu biểu) 1.0
    - Qua câu chuyện em muốn nhắn gửi gì đến bạn, thầy (cô), người thân hay người đọc?.
- Em có hướng phấn đấu gì cho bản thân hay thông điệp gì cho người đọc?
  1.5


 
    c) Kết bài : Đánh giá chung, suy nghĩ chung về kỉ niệm. 0,5
    Sáng tạo: Bài viết có cách trình bày ý sắc sảo, cách diễn đạt mới mẻ, có liên tưởng, liên hệ - so sánh,..… 1.0


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây