ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN NĂM 2018 - KHỐI 10 (CÓ ĐÁP ÁN)
Tổ Ngữ Văn
2018-12-16T17:31:02-05:00
2018-12-16T17:31:02-05:00
https://thptphuquoc.edu.vn/bai-viet-26/de-thi-hoc-ki-i-mon-ngu-van-nam-2018-khoi-10-237.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường THPT Phú Quốc
https://thptphuquoc.edu.vn/uploads/baner-thpt-phu-quoc.jpg
Chủ nhật - 16/12/2018 17:30
ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN NĂM 2018 - KHỐI 10
TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC ĐỀ THI HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019
TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
(Đề thi có 01 trang) Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 13/12/2018
I - PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi ở dưới:
Rác trên bờ chất thành “núi”, rác dưới sông, rác trên mặt biển, rác trên khắp các tuyến đường,… là những gì mà Phú Quốc đang đối mặt.
Sáng 14-4, ông Huỳnh Văn Minh, Trưởng Ban Quản lý công cộng huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết do hết chỗ đổ rác nên phải đốt rác cũ, múc rác cũ sang một bên để lấy chỗ đổ rác mới, góp phần giải quyết tình trạng ùn ứ rác thải ở "đảo ngọc" này.
Cũng theo ông Minh, hiện tại Phú Quốc có 2 bãi rác. Trong đó, bãi rác Ông Lang thì đã đóng cửa nhiều tháng nay, chỉ nhận ít rác ở Gành Dầu chở về. Cũng mấy tháng nay, rác tập trung đổ ở bãi An Thới, nhưng bãi rác này đã quá tải, không thể tiếp nhận rác được nữa. Hiện tại, nhà máy xử lý rác thải Bãi Bổn thì đang đóng cửa để nâng cấp, bảo trì và bảo dưỡng, không tiếp nhận xử lý rác thải. "Tới đây, phải gom rác ở bãi rác Ông Lang để có chỗ đổ rác, chứ không thì không có chỗ đổ" – ông Minh cho biết.
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động Online, hiện tại 2 bãi rác chính ở Phú Quốc là An Thới và Ông Lang đã trở nên quá tải khiến rác chất thành đống cao như dãy núi, khiến nhiều người phải lo ngại cho tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra trong thời gian tới.(…)
(Theo https://nld.com.vn, ngày 14/4/2018)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 3. Phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau:
Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động Online, hiện tại 2 bãi rác chính ở Phú Quốc là An Thới và Ông Lang đã trở nên quá tải khiến rác chất thành đống cao như dãy núi, khiến nhiều người phải lo ngại cho tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra trong thời gian tới.
II - PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những giải pháp giải quyết vấn đề môi trường được nêu trong văn bản phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão: Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
( Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục)
------Hết------
ĐÁP ÁN
I - PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1(1.0đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức tự sự.
Câu 2(1.0đ): Nội dung của văn bản bàn về vấn nạn rác thải mà Phú Quốc phải đối mặt.
Câu 3(1.0đ): Giá trị của phép tu từ so sánh sử dụng trong đoạn văn trên có tác dụng nhấn mạnh hiện trạng môi trường đáng báo động tại Phú Quốc, cụ thể là núi rác khủng khiếp tại bãi rác An Thới và Ông Lang.
II - PHẦN LÀM VĂN
Câu 1( 2đ).
1. Yêu cầu chung
- Đoạn văn có h×nh thøc rõ ràng; lập luận thuyết phục, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
- Có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của bản thân một cách đúng đắn, tích cực.
2. Yêu cầu cụ thể
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mở đoạn phải nêu được luận đề; thân đoạn trình bày các ý, liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ yêu cầu của đề; kết đoạn phải chốt lại được vấn đề.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng.
* Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
* Thân đoạn:
- Giải thích rác thải là gì? Vắn tắt hiện trạng môi trường Phú Quốc bị ô nhiễm – đặc biệt là rác thải, đâu là nguyên nhân và những hệ lụy nghiêm trọng của nó
- Những giải pháp có thể đề ra:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề rác thải.
+ Pháp luật cần nghiêm minh, nhất là xử lí nặng những trường hợp xả rác thải làm tổn hại môi trường.
+ Phân loại rác, đầu tư công nghệ xử lí rác hiện đại.
+ Phát động phong trào nhặt rác vì Phú Quốc xanh – sạch – đẹp.
- HS rút ra được bài học trong nhận thức, hành động.
* Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của vần đề.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng của người viết.
Câu 2. Nghị luận văn học (5.0đ)
Nội dung |
5.0điểm |
1. Yêu cầu chung:
- Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học
- Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; văn viết có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả…
2. Yêu cầu cụ thể:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; mở bài phải nêu được vấn đề cần nghị luận, thân bài phải tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; kết bài phải khái quát được vấn đề.
b. Xác định vấn đề cần nghị luận:
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể.
HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề nghị luận
- Hai câu đầu: Hình ảnh quân dân Đại Việt thời Trần được khắc họa qua hai hình tượng:
+ Hình tượng tráng sĩ thời Trần với tư thế hiên ngang lẫm liệt, bền bỉ qua bao tháng năm. Người tráng sĩ vệ quốc ấy mang tầm vóc vũ trụ.
+ Hình ảnh “ Ba quân” với sức mạnh vô song, khí thế hừng hực giết giặc lập công bảo quốc.
=> Hai câu thơ tái hiện hào khí Đông A. Âm điệu anh hùng ca, đậm tính sử thi. Tác giả bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về thời đại anh hùng mà mình đang sống.
- Hai câu thơ sau: Bộc lộ quan niệm về chí làm trai và khát vọng lập nhiều công trạng hơn nữa để làm vẻ vang đất nước lưu tiếng thơm cho muôn đời.
+ Thân nam nhi – với món “nợ công danh”. Đó là lẽ sống, lí tưởng phấn đấu của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. Đặt trong bối cảnh lịch sử, quan niệm này mạnh mẽ, mang ý nghĩa rất tích cực.
+ Nỗi “thẹn” của một vị tướng như Phạm Ngũ Lão là cách nói khiêm tốn biểu hiện lòng tự tôn dân tộc, lòng tự trọng, nhân cách cao đẹp của tác giả.
=> Âm điệu hai câu cuối chuyển sang trữ tình, lời thơ tha thiết diễn tả chân thành tình cảm và ý thức trách nhiệm của Phạm Ngũ Lão đối với đất nước.
- Đánh giá sự thành công về nghệ thuật, đặc biệt là sự vận dụng nhuần nhuyễn, thành công thể thơ Đường luật.
- Học sinh khái quát được vấn đề nghị luận; rút ra được ý nghĩa, bài học từ cảm nhận bài thơ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng của người viết. |
|