HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 (TUẦN 1-2))

Thứ năm - 13/02/2020 05:49
NHỮNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHO HỌC SINH TỰ HỌC LỚP 12

BÀI 1: VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
 
  1. Những vấn đề chung:
  1. Tác giả:
  • Là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
  • Là một nhà văn hiện thực, với những trang viết rất gợi cảm, trong sáng và đầy chất thơ.
  • Có những hiểu biết rất sâu sắc, phong phú về cuộc sống và phong tục tập quán của rất nhiều vùng miền trên đất nước, đặc biệt là cuộc sống của nhân dân miền núi Tây Bắc.
  1. Tác phẩm
  1. Xuất xứ:  Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc năm 1953.
     b. Giá trị của tác phẩm:
       Không chỉ là một tác phẩm hay nhất trong tập truyện này, mà còn là một truyện ngắn thành công của văn học Việt Nam hiện đại.
     c. Hoàn cảnh sáng tác:
       Là kết quả của chuyến đi kéo dài 8 tháng mà Tô Hoài đã đi chung với bộ đội chiến đấu ở miền núi cao Tây Bắc.
      d. Tư tưởng, chủ đề:
  • Mị và A Phủ khi còn ở Hồng Ngài: nô lệ
  • Sau đó Mị và A Phủ sống ở Phiềng Sa: tham gia Cách mạng.
  • Phản ánh một cách đầy thương cảm cuộc sống cơ cực tối tăm của người dân miền núi cao Tây Bắc – GTHT
  • Niềm tin yêu, sự trân trọng với những phẩm chất tốt đẹp, sức sống mạnh liệt tiềm tàng của người dân miền núi cao Tây Bắc - GTNĐ

II. Những nội dung trọng tâm về tác phẩm
  1. Nhân vật Mị:
a. Mị vốn là cô gái có những phẩm chất tốt đẹp:
  • Mị là cô gái xinh đẹp, tài hoa:
  • Là người có cá tính mạnh mẽ và khao khát tự do:
> Với những phẩm chất tốt đẹp lý ra Mị lý ra phải có một cuộc sống hạnh phúc.
b. Những bất hạnh trong kiếp sống làm dâu gạt nợ:
  • Kiếp sống làm dâu gạt nợ:
+ Con dâu > con ma nhà thống Lý – ràng buộc, ám ảnh của thần quyền, cả cuộc đời không thoát ra được
+ Con nợ > chủ nợ - chịu sự đầy ải của cường quyền.
  • Những nỗi đau khổ.
  • Mị giống một con tù, chịu án chung thân ở nhà thống Lý
  • Hiện thực
c. Sức sống tiềm tàng mãnh liệt của Mị
*Thời gian đầu khi mới bị bắt về làm dâu gạt nợ
  • Đêm nào Mị cũng khóc, lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi > ý thức sâu sắc về nỗi bất hạnh của mình.
                             > Không cam lòng chịu đựng bất hạnh này.
- Hái nắm lá ngón, về chào lạy cha, để giải thoát cho mình > Dù là những phản ứng tiêu cực nhưng quyết liệt của Mị để chống lại số phận
* Sau những năm tháng đau khổ Mị trở thành công cụ lao động
  • Sống lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ rồi
  • Từ một cô gái yêu đời – tự chủ - sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
  • Mị tưởng mình là con trâu con ngựa trong nhà thống Lý.
  • Buông xuôi, phó mặc.
  • Mị thờ ơ, vô cảm với tất cả.
* Sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
  • Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người Tây Bắc khi mùa xuân đến – những yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm trạng của Mị.
+ Hình ảnh những đứa trẻ đốt lều canh nương để sưởi lửa
+ Những chiếc váy hoa sặc sỡ được mang ra sân phơi.
+ Gió và rét dữ dội
+ Con trai, con gái đi chơi, thổi sáo, chơi đánh bao, chơi quay.
> Bức tranh với màu sắc, hình ảnh, âm thanh đem đến tràn đầy sức xuân, náo nức lòng người > Những yếu tố ngoại cảnh tác động đến tâm trạng của Mị.
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân
+ Mị nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha, bổi hổi: tiếng sáo từ xa > Mị đã thoát ra khỏi tình trạng thờ ơ vô cảm cố hữu bao lâu nay của mình.
                    > Mị đã trở về như Mị của năm xưa khi Mị đã cảm nhận được sắc thái của tiếng sáo.
+ Mị nghe tiếng sáo lấp ló > Mị mỗi lúc càng thoát ra khỏi tình trạng của mình, khi Mị hình dung ra chân dung, hình ảnh của người thổi sáo qua từ láy lấp ló.
  • Mị đã đến gần hơn với cuộc đời.
d. Sự hồi sinh của Mị đã bị vùi dập bởi A Sử
  • A Sử trói Mị: không chỉ là dây đay mà cả bằng mái tóc thanh xuân của Mị >đau đớn, xót xa
  • Tắt đèn và đóng cửa: cuộc đời một lần nữa đóng lại tăm tối trước mắt Mị
  • Ảo giác mãnh liệt về tình yêu về hạnh phúc:
+ Mị vẫn không biết mình đang bị trói.
+ Mị vẫn đến với tiếng sáo, Mị vẫn hướng đến cuộc chơi
  • A Sử chỉ có thể trói được thể xác chứ không thể trói được linh hồn Mị
  • Sự hồi sinh mãnh liệt của Mị
  • Thức tỉnh về bất hạnh, ý thức về cuộc sống nô lệ của chính mình.
+ Mị chập chờn giữa thực và ảo, giữa hiện tại và quá khứ: Mị vẫn hướng ra bên ngoài: hơi rượu tỏa, Mị khóc, Mị bồi hồi…
  • Mị đã thật sự hồi sinh, thức tỉnh – Đó như một nhóm lửa bị vùi lấp bởi tro tàn nguội lạnh, khi có ngọn gió mát lành thổi tới nó sẽ bùng cháy một cách mãnh liệt
  • Giá trị nhân đạo sâu sắc: niềm tin yêu, sự trân trọng về tâm hồn của con người
> Tự giải phóng cho chính mình, phản kháng chống lại số phận, giúp mình có được sự sống, tự do > Giá trị nhân đạo sâu sắc
2. Nhân vật A Phủ
A Phủ là người có số phận bất hạnh:
+ Mồ côi
+ Bị bán
+ Nghèo khổ
  • Là nạn nhân của thần quyền và cường quyền
  • Là người có những phẩm chất tốt đẹp
+ Cuộc sống gian truân bất hạnh đã giúp A Phủ có những tính cách và tài năng lao động đáng quý.
+ Là người gan góc, ngang tàng trước sức mạnh của cường quyền
+ Là người có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt
+ Là người biết trân trọng nghĩa tình, lòng cảm thông sâu sắc với những người cùng cảnh ngộ.
* Sức sống mãnh liệt:
Bị trói: Nhay đứt 2 vòng dây mây quật sức vùng chạy => Khát khao sống mãnh liệt.
=> Cuộc đời A Phủ cũng là một cuộc đời nô lệ điển hình.
    1. Bài tập vận dụng
Dạng 1 : Cảm nhận, phân tích nhân vật : có hai nhân vật : Mị và A Phủ
Dạng 2 : Cảm nhận về đoạn trích trong bài :Vợ chồng A phủ Tô Hoài
Các em lưu ý những đoạn sau : – Cảm nhận đoạn trích: “Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi [….]Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
– Cảm nhận đoạn trích: “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ[…] không biết sáng tự bao giờ”.
– Cảm nhận đoạn trích: “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn[…]Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi”.
– Cảm nhận đoạn trích: “Lần lần mấy năm qua, mấy năm sau[…]Đến bao giờ chết thì thôi”.
Dạng 3 : Dạng đề so sánh : Ví dụ :so sánh Mị với các nhân vật : Người đàn bà làng chài, Bà cụ Tứ,  Người vợ nhặt, … so sánh đoạn văn miêu tả tiếng sáo ngoài đầu núi  với đoạn văn miêu tả tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá,… trong bài Chí Phèo
Dạng 4 : Nghị luận ý kiến bàn về nhân vật, tác phẩm,…
Dạng 5: Liên hệ thực tế : (ví dụ đề bài cho phân tích nhân vật Mị, sau đó yêu cầu liên hệ tới hình ảnh , số phận người phụ nữ  chẳng hạn )
Đề bài tham khảo : Phân tích và so sánh sự sức sống tiềm tàng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân và đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ( “Vợ chồng A phủ- Tô Hoài)













BÀI 2: VỢ NHẶT – KIM LÂN
I. Tìm hiểu chung
  1. Tác giả:
  • Một gương mặt xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, đóng góp cho cả hai giai đoạn trước và sau 1945.
  • Sở trường của ông chính là truyện ngắn. Đề tài hướng đến là nông thôn và con người Việt Nam ở làng quê đồng bằng Bắc Bộ.
  • “Một lòng đi về với đất và người” – Nguyên Hồng
2. Tác phẩm
  • Vị trí:
+ Trong gia tài sáng tác của Kim Lân thì Vợ nhặt chính là đỉnh cao của ông – thần mượn tay người viết lên.
+ Là tác phẩm xuất sắc trong văn học VNHĐ.
  • Xuất xứ:
+ Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là 1 chương của bản thảo Xóm ngụ cư – được viết năm 1945, nhưng hoàn thành vào năm 1954.
+ Truyện ngắn là một quá trình nghiền ngẫm, kì công, tìm tòi của nhà văn.
  • Bối cảnh truyện ngắn:
+ Nạn đói 1945: thực dân Pháp và Phát xít Nhật: hơn hai triệu người Việt Nam chết đói.
  1. Những nội dung trọng tâm về tác phẩm:
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
 B1.Tình huống xuất hiện ngay trong nhan đề tác phẩm:
  • Cụm từ có 2 từ: vợ và nhặt
+ Vợ là một phần quan trọng trong cuộc đời người đàn ông. Vì vậy việc lấy vợ là một trong những việc quan trọng trong đời người: tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Văn hóa VN: rất xem trọng tục lệ cưới xin, rất đẹp đẽ, thiêng liêng: dạm hỏi, cưới xin.
+ Nhặt:
* Chính là một động từ: hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm, cúi xuống nhặt, để lấy một vật thường nhỏ nhặt, thậm chí không còn giá trị, thường ở dưới đất.
  • Nhặt bổ nghĩa cho vợ: mang lại hai cảm nhận
  • Cảm nhận về người vợ: giá trị rẻ rúng, tầm thường như cỏ rác để người ta có thể nhặt về.
  • Cảm nhận về người chồng: tình cảnh rất éo le
> Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
B2 Tình huống được tạo dựng từ những nghịch lý
Nghịch lý được xuất hiện từ chủ thể của hành động nhặt vợ:
+ Tràng xấu trai, thô vụng, nghèo, dân ngụ cư, hơi dở tính > khó lấy được vợ.>< lấy vợ một cách dễ dàng, chóng vánh.
  • Nghịch lý được xuất hiện trong hoàn cảnh Tràng nhặt vợ:
+ Hôn nhân là biểu hiện của sự sống, của gia đình, của sự ấm áp, hy vọng > < nhưng hôn nhân này lại có từ nạn đói: chết chóc, đau khổ, lạnh lẽo, tuyệt vọng
  • Đem đến những ngạc nhiên cho tất cả mọi người: từ dân xóm ngụ cư cho đến bà cụ Tứ, và cả chính Tràng.
B3. Giá trị của tình huống:
*Giá trị hiện thực:
  • Tình huống giúp nhà văn phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê VN những năm 1945.
+ Ngập tràn âm khí: đám người đói dắt díu nhau lang thang kiếm ăn, phân làm 2 loại: người sống và người chết. Người sống thì dật dờ xanh xám như những bóng ma, người chết như ngã rạ, nằm còng queo..
+ Những âm thanh lạnh lẽo: tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết”, tiếng hờ khóc người chết ở xóm ngoài..
+Mùi ẩm mốc của rác rưỡi, mùi gây của xác người.. Gió lạnh ngăn ngắt từ ngoài đồng thổi về..
 
  • Tình huống làm hiện rõ bề sâu của hiện thực, giá trị của con người bị hủy hoại đau đớn:
+ Sự đói khát hủy hoại hình hài, dáng vẻ con người: dân xóm ngụ cư gương mặt u tối, đám trẻ con ủ rũ như những ông già, Tràng bước từng bước nặng nề,…đặc biệt là người vợ nhặt – được miêu tả như một biểu tượng ám ảnh nhất về cái đói
+ Sự đói khát hủy hoại nhân cách con người: thông qua cảnh nhặt vợ: bám vào một câu hò đùa để kiếm miếng ăn thật > bỏ qua thể diện. Bấu víu vào cả một câu đùa: tầm phơ, tầm phào để theo không để trốn cái đói, kiếm miếng ăn > bỏ qua tất cả lễ giáo và sự thận trọng
* Giá trị nhân đạo:
  • Sự đói khát không làm con người mất đi lòng nhân ái:
+ Sự đói khát không làm cho Tràng mất đi lòng nhân ái: Tràng chia sẻ miếng ăn, câu nói đùa – cái tặc lưỡi: kệ > không chỉ là liều lĩnh mà đó chính là lòng nhân ái. (So sánh: Hộ - Đời Thừa của Nam Cao).
+Tràng có sự trân trọng chứ không hề có sự rẻ rúng với đối với người vợ nhặt: gọi là “nhà tôi”.
+ Bà cụ Tứ: suy nghĩ, hành động, lời nói
+ Dân xóm ngụ cư: họ quên đi bi kịch của cái đói khát, khuôn mặt họ rạng rỡ lên.
  • Sự đói khát không làm con người mất đi khát vọng hạnh phúc
+ Tràng: sau sự liều lĩnh là khát vọng hạnh phúc: hai mắt sáng lên lấp lánh…
+ Bà cụ Tứ chấp nhận người con dâu đó chính là mong muốn cho con mình có một gia đình: gương mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.
+ Người vợ nhặt: diễn biến tâm trạng khi theo Tràng: lúc đầu là chạy trốn khỏi cái đói, tìm kiếm miếng ăn; tới nhà: cái đói hiện ra rõ ràng, đau đớn, bẽ bàng > sau sự thất vọng lại sự ngạc nhiên, cảm động
    > Thị phát hiện ra tấm lòng của Tràng > Hạnh phúc
Sự đói khát không làm con người mất đi niềm tin, niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp
+ Hai hào dầu – sáng sủa (Mị - Vợ chồng A Phủ) > Niềm tin dù mong manh, mơ hồ nhưng da diết, mãnh liệt
+ Không gian nghệ thuật: buổi sáng hôm sau, ánh sáng mùa hè chói lóa, nhà cửa, sân vườn..ngập tràn sinh khí; câu chuyện của mẹ con bà cụ Tứ trong bữa ăn ngày đói > âm hưởng lạc quan, niềm tin vào cuộc sống
+ Hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới ở cuối truyện > Điểm tựa chắc chắn cho sự hy vọng
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1. Nhân vật Tràng:
  1. Ngoại hình, dáng vẻ:
  • Là một anh chàng xấu trai, thô kệch và hơi dở tính.
  • Bước từng bước mệt mỏi, áo nâu tàng vắt sang một bên cánh tay, đầu trọc chúi về phía trước.
  • Sự ám ảnh của cái đói, cái khổ.
b. Tính cách: được thể hiện thông qua tình huống nhặt vợ.
  • Sẵn sàng chia sẻ miếng ăn với một người đàn bà xa lạ > Hơi bốc đồng nhưng đằng sau đó là một sự hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, chất phác của Tràng.
  • Sẵn sàng chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà không mảy may có điều gì đó hấp dẫn với người đàn ông. > Nếu chia sẻ miếng ăn thì bốc đồng, thì chia sẻ cuộc đời có chút gì đó liều lĩnh, đằng sau đó chính là trái tim nhân hậu của người đàn ông giàu tình yêu thương, là một khát vọng âm thầm mà mãnh liệt về khát vọng hạnh phúc.
  • > Một cuộc sống có ý nghĩa, đáng trân trọng
c. Diễn biến hành động, tâm trạng của Tràng từ khi nhặt vợ
  • Sự ngạc nhiên: quyết định nhặt vợ là một quyết định liều lĩnh và bất ngờ với Tràng và tất cả mọi người:
  • Anh cảm thấy chợn – ngờ ngợ - sơ.
  • Ngỡ ngàng như từ trong một giấc mơ đi ra
  • Đậm thêm cái tính chất éo le của tình huống nhặt vợ. Tâm lý chân thật của người đàn ông không tin nổi vào sự thật, làm rõ hơn thân phận khốn khổ của một người con trai tội nghiệp.
  • Số phận, thân phận của con người.
*Cảm giác hạnh phúc:
  • Gương mặt: phớn phở khác thường, tủm tỉm cười nụ một mình, hai mắt thì sáng lên lấp lánh: 3 từ láy: miêu tả chính xác, biểu cảm gương mặt của một người đang rất hạnh phúc.
  • Tài năng và tấm lòng của nhà văn.
- Nỗi lòng, tâm tư: cảm giác thích ý lắm khi mọi người nhìn hắn và người đàn bà đi bên> Niềm sung sướng hân hoan, đắc ý thú vị đang tràn ngập trong lòng Tràng.
  • Tràng êm ái, lững lơ như từ một giấc mơ đi ra, không gian xung quanh như có gì đó mới mẻ và khác lạ> Tràng như bay bổng trong hạnh phúc.
> Vẻ đẹp trong tâm hồn của một chàng trai khát khao hạnh phúc
2. 2 Thị (người “vợ nhặt”)
– Khi chưa theo Tràng về làm vợ cái đói đã để lại “dấu tích” ghê gớm trên dáng hình và tính cách của chị:
+ Lần gặp thứ nhất: có vẻ táo tợn, ăn nói mạnh mẽ “Có khối cơm trắng mấy giò mà ăn đấy! “Này nhà tôi ơi! Nói thật hay nói khoác đấy”
+ Lần gặp thứ 2: chân dung của thị khiến Tràng không nhận ra, gầy (dẫn chứng)…Thị cong cớn trong lời nói, vô duyên trong hành động “sà xuống đánh… cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc… ăn xong cầm đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà ngon! Về chị thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

> Kim Lân không có ý chê bai người vợ nhặt kia, dù thực tế cũng có những người phụ nữ không đẹp. Điều mà nhà văn muốn nhấn mạnh ở đây là: sức hủy hoại khủng khiếp của cái đói đối với hình hài và tính cách của con người.
> Đằng sau sự liều lĩnh ấy của thị, người đọc hiểu rằng, thị là người có ý thức bám lấy sự sống mãnh liệt.
– Miêu tả nhân vật thị, Kim Lân không chú trọng nhiều đến diễn biến tâm trạng bên trong mà Kim Lân chú ý nhiều đến hành động:
+ Thị bước sau Tràng chừng 3-4 bước, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che đi nửa mặt, mặt cúi xuống, chân nọ bước díu cả vào chân kia. Thị đã ý thức được về bản thân, cái dáng cúi mặt kia phải chăng đó là sự tủi phận
+ Về đến nhà, trông nếp nhà rẹo rọ của Tràng, thị nén tiếng thở dài, tiếng thở dài chấp nhận bước vào cuộc đời của Tràng.
+ Hành động khép nép, tay vân vê tà áo khi đứng trước mặt bà cụ Tứ, thị thật đáng thương
> Sâu thẳm bên trong con người này vẫn có một niềm khát khao mái ấm gia đình thực sự. Thị đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi là một người vợ trong gia đình. Hạnh phúc đã làm cho thị thay đổi từ một người phụ nữ cong cớn, đanh đá bỗng trở thành một người đàn bà hiền hậu đúng mực, mái ấm gia đình đã đủ sức mạnh làm thay đổi một con người.
– Hình tượng chị vợ nhặt thể hiện rất rõ tư tưởng nhân đạo của Kim Lân
+ Một mặt nhà văn đã lên án tội ác dã man của phát xít Nhật và TDP. Nạn đói do chúng gây ra đã cướp đi mọi giá trị của con người, và biến người con gái như một thứ đồ rẻ rúng có thể nhặt được
+ Mặt khác vợ Tràng đã nói lên một sự thật ở đời đó là trong đói khổ, hoạn nạn, kề bên cái chết nhưng con người vẫn khát khao được sống, vẫn sống ngay khi cả cuộc đời không thể chịu được nữa. Những con người nghèo khổ vẫn thương yêu đùm bọc, và cùng nhau vun đắp hạnh phúc để vượt qua những thử thách khắc nghiệt.

  2. 3 Bà cụ Tứ :
– Những diễn biến tâm trạng, hành động, lời nói của bà cụ Tứ:
  + Ngạc nhiên và bất ngờ là tâm trạng đầu tiên ở người mẹ nghèo khi lật đật theo con từ ngõ vào nhà.
   + Bà lão cúi đầu nín lặng, đằng sau cái cúi đầu nín lặng ấy là dòng cảm xúc tuôn trào, là cơn bão lòng đang cuộn xoáy với tình thương con vô bờ bến.
   + Bà lão chua chát, tự trách bản thân mình, càng thương con bao nhiêu bà lại càng tủi phận bấy nhiêu.
    + Bà lão đã khóc, những giọt nước mắt hiếm hoi của người già dưới ngòi bút nhạy cảm của Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc biết bao thương xót, tủi buồn.
    + Câu nói đầu tiên mà bà cụ Tứ dành cho chị vợ nhặt “Ừ thôi các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”

    +  Bà động viên an ủi con trai và con dâu cùng nhau bước qua khó khăn đói khổ trước mắt mà lòng đầy thương xót.
– Hạnh phúc mới của con làm bà cụ Tứ được vui lây, bà động viên an ủi các con, nghĩ về một tương lai tươi sáng phía trước:
     + Khuôn mặt của bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, bà xăm xắn quét dọn, giẫy những búi cỏ dại nham nhở trong vườn, thu dọn nhà cửa cho quang quẻ với hy vọng đời sẽ có cơ khấm khá.
     + Trong bữa ăn đầu tiên, mâm cơm ngày đói sao thảm hại: chỉ có một lùm rau chuối thái rối, một đãi muối, một niêu cháo lõng bõng toàn nước và món chính là chè khoán – cháo cám nhưng không khí gia đình thật ấm áp, tình chồng vợ, tình mẹ con- những nguồn động lực lớn lao ấy giúp họ tăng thêm sức mạnh để vượt qua thực tại.
      + Bà cụ Tứ toàn nói chuyện của tương lai, toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Bà lão bàn với con tính chuyện nuôi gà, ngoảnh đi ngoảnh lại sẽ có đàn gà cho mà xem. Câu chuyện của bà lão bất giác làm cho ta nhớ lại bài ca dao miền Trung- mười cái trứng. Cũng giống như tất cả những người bình dân xưa, bà lão đang gieo vào lòng các con bà niềm lạc quan, niềm tin và hi vọng
  • Với sự thấu hiểu, với sự đồng cảm, Kim Lân đã dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ- người mẹ thương con, nhân hậu, bao dung. Trong hoàn cảnh đói nghèo, bà vẫn dang rộng cánh tay đón nhận người con dâu mặc dù trong lòng còn nhiều xót xa, tủi cực, vẫn gieo vào lòng các con ngọn lửa sống trong hoàn cảnh tối tăm của xã hội lúc bấy giờ.
     

III. Bài tập vận dụng
   Đề 1 :“Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng” Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người “vợ nhặt” (“Vợ nhặt” – Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2) qua hai chi tiết trên? Qua đó làm rõ tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong cách xây dựng nhân vật? 
 Đề 2: Phân tích tình huống truyện Vợ Nhặt- Kim Lân
 Đề 3 : Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
 Đề 4 : Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong ” Vợ chồng A phủ và hành động thị theo không Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây