HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
( Trích Tam Quốc diễn nghĩa)
– La Quán Trung -
PHẦN I – KIẾN THỨC
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- La Quán Trung (1330-1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải Tản Nhân.
- Quê: vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Tây Sơn cũ.
- Tính tính cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.
- Tác phẩm để lại: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện
=> Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh (tiểu thuyết ra đời thời Minh Thanh chứ không phải viết về thời Minh Thanh)
2. Tác phẩm: “ Tam quốc diễn nghĩa”
- Nguồn gốc và quá trình hoàn thành:
+ Nguồn gốc: tác giả đã căn cứ vào lịch sử, chuyện kể dân gian để hình thành TQDN gồm 240 tiết.
+ Qúa trình hoàn thành: đến đời Thanh, Mao Tôn Cương chỉnh lí , viết lời bình thanh 120 hồi và lưu truyền đến ngày nay.
- Tóm tắt tác phẩm : ( các em tham khảo trong SGK).
- Gía trị:
+ Nội dung tư tưởng:
* Phơi bày cục diện chính trị- XH Trung Hoa cổ đại, một giai đoạn cát cứ phân tranh, loạn lạc, nhân dân khốn khổ điêu linh.
* Thể hiện nguyện vọng hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân, của tác giả trong việc “ủng Lưu phản Tào” và ước mơ có một ông vua và một triều đại lí tưởng.
+ Nghệ thuật: Kể chuyện đặc sắc, xây dựng nhân vật, tả trận.
3. Đoạn trích:
- Thuộc nửa đầu hồi 28 (chém Sái Dương an hem hòa giải, hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên)
- Hồi 27, kể việc Quan Công hộ tống hai chị từ Hứa Đô sang Hà Bắcgạp anh kết nghĩa lưu Bị. Trên đường đi QC đã chém 6 tướng, vượt qua 5 cửa ải, thu phục 2 tướng. Một ngày kia đoàn người ngựa đi đến một thành nhỏ…
II. ĐỌC – HIỂU
1. Nhân vật Trương Phi:
Là nhân vật có tính cách nóng nảy; dứt khoát, quyết liệt, nóng lòng muốn biết sự thật; thái độ giận dữ, phẫn nộ của 1 người nóng tính cương trực, yêu ghét rõ ràng, muốn trừng trị ngay kẻ phản bội; kiên định, trung nghĩa, sống ngay thẳng phân minh, không chấp nhận sự quanh co lắt léo; biết hối lỗi, phục thiện
2. Nhân vật Quan Công:
Là nhân vật có tính cách điềm tĩnh, độ lượng, từ tốn; luôn luôn đặt chữ “nghĩa” lên đầu; tài nghệ, khí phách anh hùng; Quan Công là biểu tượng của lòng trung nghĩa cao đẹp với tài nghệ khí phách của người anh hùng trận mạc.
3. Ý nghĩa hồi trống Cổ Thành:
- Hồi trống giải nghi với Trương Phi, ca ngợi tính cương trực của Trương Phi.
- Hồi trống minh oan cho Quan Công, ca ngợi lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Hồi trống thử thách lòng trung nghĩa.
- Hồi trống đoàn tụ anh em.
- Hồi trống ca ngợi tình anh em kết nghĩa, cùng chung lí tưởng.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung:
Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” đã hiện lên những con người trung nghĩa, son sắt với lí tưởng của mình và mang đậm chất chiến trận thời Tam Quốc.
2. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống thử thách
- Cách kể chuyện giàu kịch tính
- Khắc họa nhân vật với những nét đặc trưng
- Âm hưởng đoạn trích giàu chất chiến trận.
Phần II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi bao nhiêu của Tam quốc diễn nghĩa?
A. Hồi 25.
B. Hồi 23.
C. Hồi 28.
D. Hồi 21.
Câu 2:
Nhân vật Quan Công trong Tam quốc diễn nghĩa là một tướng rất giỏi, cũng rất kiêu ngạo, nhưng vì sao ở Hồi trống Cổ Thành khi bị Trương Phi xúc phạm lại tỏ ra nhún mình?
A. Quan Công không thèm chấp lời mạt sát của kẻ vô năng.
B. Quan Công biết Trương Phi nổi giận cũng chỉ vì giống như mình không thể chấp nhận kẻ bất trung bất nghĩa.
C. Quan Công xấu hổ vì đã hàng Tào Tháo, dẫn quân đến bắt Trương Phi.
D. Quan Công tự biết mình đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng.
Câu 3:
Trương Phi sử dụng vũ khí gì trong Hồi trống Cổ Thành?
A. Họa kích.
B. Lưỡng kiếm.
C. Xà mâu.
D. Long đao.
Câu 4:
Trong Hồi trống Cổ Thành, Trương Phi khước từ mọi lời giải thích và chỉ tin Quan Công khi Quan Công chém chết Sái Dương. Điều đó chứng tỏ Trương Phi là người như thế nào?
A. Chỉ xét đoán con người qua hành động, việc làm.
B. Chỉ xét đoán con người qua lòng dũng cảm.
C. Chỉ xét đoán con người qua lời ăn, tiếng nói.
D. Chỉ xét đoán con người qua hình dáng bề ngoài.
Câu 5:
Cùng với Thủy Hử, Tây du kí... Tam quốc diễn nghĩa là tác phẩm tiêu biểu cho loại tiểu thuyết nào ở Trung Quốc thời Minh?
A. Tiểu thuyết tâm lí.
B. Tiểu thuyết thoại bản.
C. Tiểu thuyết chương hồi.
D. Tiểu thuyết chiến tranh.
Câu 6:
Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thể hiện tính cách gì ở nhân vật Quan Vân Trường?
A. Dũng cảm, mưu trí.
B. Dũng lược, trọng tín nghĩa.
C. Nhẫn nhịn, dũng cảm.
D. Mưu trí, trung nghĩa.
Câu 7:
Vì sao đoạn trích lại có nhan đề là Hồi trống Cổ Thành?
A. Vì hồi trống là điều kiện, là biểu tượng cho lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm của Quan Công.
B. Vì hồi trống thể hiện tính cách ngay thẳng của Trương Phi.
C. Vì hồi trống tăng tính kịch và sức hấp dẫn cho câu chuyện.
D. Vì ngày xưa, trong mỗi trận chiến thường có tiếng trống giục..
Câu 8:
Tam quốc diễn nghĩa kể về cuộc phân tranh giữa ba tập đoàn phong kiến quân phiệt nào?
A. Tần, Hán, Sở.
B. Hán, Ngụy, Tấn.
C. Minh, Thanh, Nguyên.
D. Ngụy, Thục, Ngô.
navarro pharmacy online pharmacies
generic viagra online https://nienalo.strikingly.com/