Học giả Hoàng Xuân Việt (1928 - 2014) tốt nghiệp cao học tại trường Đại chủng viện Saint Joseph và Saint Sulpice. Ông còn theo học và nghiên cứu nhiều môn như triết học, thần học, xã hội học, thiên văn học... Ông sử dụng thành thạo bày ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Đức, Hán - Nôm, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và cổ ngữ Latin.
Có học giả sở hữu hơn 200 đầu sách, nhất là những tác phẩm trong tủ sách Học làm người. Ông thường được gọi là "quái kiệt" trong làng sách. Hiện những tác phẩm của ông được luật sư Hoàng Cao Sang - một trong những học trò của ông - làm đại diện pháp lý về tác quyền, thay mặt gia đình có học giả lưu giữ.
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - 2024, Thư viện trường THPT Phú Quốc xin giới thiệu tới các thầy cô và các em học sinh cuốn sách “Gương thầy trò ” tác giả: Hoàng Xuân Việt biên soạn. do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2016, dày 332 trang, khổ 21cm. Cuốn sách là một món quà ý nghĩa, cho những người thầy, cô những người gieo kiến thức, gieo nhân cách cho biết bao thế hệ học trò… Cuốn sách về đạo lý làm người ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX và được in lại vào năm 2016 như lời tri ân cố học giả nổi tiếng Hoàng Xuân Việt.
Gương thầy trò là tác phẩm đề cao chữ LỄ trong tình thầy trò: Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ đây là cách cư xử đúng phép: đối thần (với thần thánh), đối tha nhân (với người xung quanh), đối tự nhiên (với môi trường sống). Tình thầy trò là phép đối tha nhân trong chữ LỄ. Đó là tình thầy đối với trò và sự hồi đáp của trò đối với thầy. Qua cách thức kể chuyện bình dị như lời trần thuật, tác giả đã khéo léo giới thiệu với người đọc gương thầy trò của các danh nhân như: Socrate, Khổng Tử, Đức Phật, Chúa Jésus…
Gương thầy trò là tác phẩm sử dụng văn phong có vẻ xưa cũ nhưng nó giữ lại được những giá trị bất biến, những giá trị vẫn còn lưu giữ đến bây giờ và mãi mai sau… Ở một góc nào đó, Gương thầy trò còn đem lại những sự bất ngờ và cảm giác thú vị riêng, tạo ra một cảm xúc đặc biệt, như một thứ gia vị khó trộn lẫn khiến cho việc đọc sách trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Gương thầy trò được tác giả “soi chiếu” lần lượt qua cuộc đời, qua tình sư đệ của các danh nhân và môn đồ.
Với lối hành văn, từ ngữ được xem khá lạ so với nhiều bạn trẻ ngày nay, cuốn sách đem lại những sự bất ngờ và cảm giác thú vị riêng, tạo ra một cảm xúc đặc biệt, cùng với cách kể chuyện trong cuốn sách nhẹ nhàng, bình dị như một thứ gia vị khó trộn lẫn khiến cho việc đọc sách trở nên hấp dẫn hơn.
Cuốn sách bao gồm 15 chương và hơn 300 trang giới thiệu đến bạn đọc về tình thầy trò của những vĩ nhân như: Triết gia Socrate, Triết gia Platon, Triết gia Aristote, Đức Khổng Tử, Đức Thích Ca, Tiên tri Mahomet …Tác giả dẫn ra 7 điều làm nên nền tảng căn bản của tình thầy trò, bao gồm các yếu tố như trí tuệ, ý chí, lương tâm, tình cảm, đối nhân xử thế... Trên từng trang viết, tác giả lần lượt điểm lại cuộc đời, tình sư đệ của các danh nhân với môn đồ của họ. Nếu như Triết gia Socrate “ thương mến môn đồ hết lòng hết dạ… giáo huấn các môn đồ bằng đời sống liêm chính, bằng tình thầy trò thân mật hơn cha con, dùng tự chủ để luyện nhân cách cho học trò ”; Đức Khổng Tử lại không theo lối độc giảng mà chọn phương pháp sư phạm lấy môn đồ làm trung tâm, vừa là thầy vừa là bạn không có sự phân biệt hay khoảng cách nhưng vẫn được học trò tôn trọng và kính nể, từ đó tạo động lực giúp cho học trò tìm đến tương lai theo dưới sự định hướng của thầy. Khi thấy trò trội vượt hơn mình, khổng Tử đã không ngớt lời khen ngợi…
Từng câu chữ trong cuốn sách này đều thấm nhuần tình cảm thầy trò đủ sắc làm lay động trái tim mỗi độc giả, làm ta nhận ra trong xã hội này, gữa bộn bề cuộc sống vẫn còn thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, bao dung, nhân ái luôn sẵn sàng dành nhiều sự quan tâm, yêu thương những số phận không may mắn, vững tin vào con đường mình đã chọn. Những câu chuyện khiến trái tim ta phải rung động ấy xứng đáng được kể lại, được lưu giữ bằng những trang sách này. Họ chính là tấm gương sáng để thế hệ mai sau noi gương, học tập.
Sách hiện có tại Thư viện trường THPT Phú Quốc, kính mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tìm đọc
Tác giả bài viết: THƯ VIỆN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn