HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 (TUẦN 4)
Tổ Ngữ Văn
2020-02-19T21:26:08-05:00
2020-02-19T21:26:08-05:00
http://thptphuquoc.edu.vn/bai-viet-26/huong-dan-tu-hoc-mon-ngu-van-lop-11-tuan-4-349.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường THPT Phú Quốc
http://thptphuquoc.edu.vn/uploads/baner-thpt-phu-quoc.jpg
Thứ tư - 19/02/2020 21:26
TỪ ẤY
Tố Hữu
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ:
Bài thơ “Từ ấy”được viết 1938, nằm trong phần “Máu lửa” của tập thơ “Từ ấy”(1937-1946) - tập thơ đầu tay của Tố Hữu, gồm ba phần”Máu lửa”,”Xiềng xích”, “Giải phóng”.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 7/1938 khi nhà thơ được kết nạp vào đảng cộng sản.
c. Nhan đề:
Từ ấy, là thời điểm, là mốc đánh dấu bước ngoặt trọng đại, thiêng liêng trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu.
d. Bố cục: 3 phần (tương ừng 3 khổ)
II. Đọc, hiểu
- Nội dung
1. Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng: (khổ 1)
- Hai câu đầu: Là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng
+ Hình ảnh ẩn dụ: “Nắng hạ, mặt trời chân lí”:
- Sự liên kết giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: mặt trời đời thường tỏa hơi ấm thì Đảng cũng là ánh sáng diệu kì toả ra những tư tưởng đúng đắn,mới mẻ.
- Từ “bừng” có ý nghĩa nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng của Đảng xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra cho nhà thơ chân trời mới.
=> Hai câu thơ kể lại một kỉ niệm không quên là được giác ngộ lí tưởng cách mạng của nhà thơ.
- Hai câu sau: Cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng đối với tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh so sánh, bút pháp lãng mạn diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cách mạng.
=> Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho nhà thơ tố Hữu
2. Nhận thức mới về lẽ sống: (khổ 2)
- Hai câu đầu: Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung
- Suy nghĩ: “Tôi buộc.........trăm nơi” biểu hiện cho sự tự nguyện gắn “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của mọi người, một tâm hồn trải rộng với cuộc đời, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng cá nhân cụ thể.
- Hai câu sau: Bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp
- “Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ
- Hình ảnh: “Gần gũi - mạnh khối đời” mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung
=> Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm: (khổ 3)
- Điệp ngữ mang tính khẳng định: “là”, các từ “con, em, anh” và số từ ước lệ “vạn” nhấn mạnh khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết, nhà thơ cảm nhận được mình là thành viên trong đại gia đình quần chúng đau khổ
- Từ ngữ: “kiếp phôi pha, cù bất cù bơ” biểu hiện cho tấm lòng đau xót của nhà thơ trước những kiếp đời bất hạnh và bày tỏ lòng căm giận trước những oan trái mà kẻ thù gây nên.
=> Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp cho ông có được lẽ sống mới mà còn giúp cho nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ hẹp hòi của giai cấp tư sản để có được tình cảm giai cấp quý báu.
B. Nghệ thuật
Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái; nhịp thơ hăm hở…
C. Ý nghĩa văn bản
Bài thơ thể hiện: Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp lí tưởng cộng sản của nhà thơ Tố Hữu.
III. Tổng kết: Ghi nhớ (SGK)
IV. Bài tập tự kiểm tra, đánh giá:
1.Niềm vui sướng khi giác ngộ lí tưởng được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
2. Tại sao có thể nói sau khi giác ngộ lí tưởng, nhà thơ đã có chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và tình cảm?