HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN NGỮ VĂN - LỚP 11 (TUẦN 3)
Tổ Ngữ Văn
2020-02-19T21:26:52-05:00
2020-02-19T21:26:52-05:00
http://thptphuquoc.edu.vn/bai-viet-26/huong-dan-tu-hoc-mon-ngu-van-lop-11-tuan-3-348.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trường THPT Phú Quốc
http://thptphuquoc.edu.vn/uploads/baner-thpt-phu-quoc.jpg
Thứ tư - 19/02/2020 03:12
CHIỀU TỐI
(Hồ Chí Minh)
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890-1969), lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, Người đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
2/ Tác phẩm
2.1. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Xuất xứ: Bài thơ số 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù”
+ Hoàn cảnh sáng tác: Tập thơ được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam (8/1942 – 9/1943).
+ Tập thơ gồm 134 bài thơ chữ Hán, hầu hết được viết theo lối thơ Đường luật.
– Hoàn cảnh sáng tác cụ thể của bài thơ: Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ một buổi chiều muộn, trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
2.2. Thể loại, bố cục
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Bố cục: hai phần
+ Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên
+ Hai câu sau: Bức tranh cuộc sống
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Bức tranh thiên nhiên chiều muộn nơi núi rừng
- Bức tranh thiên nhiên chiều muộn:
+ Hình ảnh: cánh chim mệt mỏi tìm chốn ngủ, chòm mây cô đơn trôi lững lờ giữa tầng không.
+ “quyện điểu”, “cô vân” thể hiện chất liệu cổ điển của bài thơ.
- Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng
" Câu thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
- Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh.
[ Với cách miêu tả chấm phá, thiên nhiên buổi chiều tối được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn. Thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, tự tại trong mọi hoàn cảnh.
2. Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước.
- Cô em xóm núi xay ngô tối: vẻ đẹp khỏe khoắn của người con gái xóm núi đang xay ngô bên lò than. Cuộc sống đời thường đem lại cho người tù hơi ấm, niềm vui.
- Biện pháp điệp vòng " vòng quay của công việc. Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối.
- Sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ HCM: Chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
- Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu cuộc sống.
- Cùng với sự vận động của thời gian là sự vận động của mạch thơ, tư tưởng người làm thơ: từ tối đến sáng, từ tàn lụi đến sinh sôi, từ buồn sang vui, từ lạnh lẽo cô đơn sang ấm nóng tình người.
[ Lòng yêu thương cuộc sống, con người của Bác; sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Từ ngữ cô đọng, hàm súc.
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,..
2. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.
IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG.
Bài tập 1 : Phân tích bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Bài tập 2 : Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
Bài tập 3 : Cảm nhận của em về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
canadian pharmacies online pharmacies
pharmacy cheap no prescription https://nienalo.strikingly.com/