ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12

Thứ tư - 17/10/2018 22:19
ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 12
  TRƯỜNG THPT PHÚ QUỐC             ĐÁP ÁN ĐỀ RÈN LUYỆN THÁNG 10/2018 - LỚP 12
     TỔ: NGỮ VĂN                                                NĂM HỌC: 2018 – 2019      
                                                                                MÔN : NGỮ VĂN 
                                          
Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I   Đọc hiểu 3.0
  1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 0.5
 
  2       Những từ ngữ nói lên sự gắn bó giữa con cái với cha mẹ trong lời tâm sự của PGS Văn Như Cương: nói chuyện, trao đổi, tâm sự, quan tâm 0.75
  3 -Biện pháp tu từ: hoán dụ (đắm mình)
-Tác dụng: tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, mang ý nghĩa tâm sự chân thành để cảnh báo tác hại của sống ảo đối với con cái của các vị phụ huynh.
0.75


 
  4 Học sinh có thể trình bày 1 thông điệp tâm đắc nhất và có lí giải vì sao. Sau đây là vài gợi ý:
- Hãy sống thật, không nên sống ảo
        - Cha mẹ phải yêu thương, quan tâm đến con cái nhiều hơn.
        -Tình thương là hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình…
1.0



 
II   Làm văn  
  1 Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về biện pháp khắc phục hiện tượng quá mê say với thế giới ảo” của một bộ phận giới trẻ hiện nay được gợi ra từ phần đọc hiểu. 2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một hiện tượng đời sống xấu: biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo”
0.25


0.25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể chọn nhiều thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ ý chính suy nghĩ biện pháp khắc phục hiện tượng “quá mê say với thế giới ảo” . Cụ thể:
- Nêu cách hiểu mê say với thế giới ảo; tóm lược những nguyên nhân, tác hại của thế giới ảo
- Biện pháp khắc phục:
+ Bản thân tuổi trẻ cần sống thật với cuộc đời, đam mê học tập, sáng tạo; biết đấu tranh với chính mình để không sa ngã, chìm đắm vào thế giới ảo.
+ Nhà trường, gia đình cần quan tâm hơn nữa đến các bạn trẻ. Các tổ chức trong nhà trường cần phải tăng cường thông qua các hoạt động để học sinh nâng cao bản lĩnh trước những luồng thông tin trên mạng xã hội, khước từ những cám dỗ.
+ Xã hội cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn trước trào lưu mê say với thế giới ảo của giới trẻ…
1.00
 
 
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
  2 Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử để nhận xét về cách nhìn thiên nhiên của mỗi nhà thơ. 5,0
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
             Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.              
0,25đ
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
           Vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.
 
0,25đ
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
a. Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến: ( 2 điểm)
a.1.Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong Tây Tiến:
-Bài thơ được sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh. Khi đó, nhà thơ vừa rời khỏi đơn vị cũ Tây Tiến, chuyển sang hoạt động tại đơn vị khác đã nhớ và viết lên bài thơ này.
- Đoạn thơ thuộc phần hai khổ thứ hai của bài thơ với cảm hứng là nỗi nhớ về buổi chiều ở Châu Mộc
a.2. Vẻ đẹp về nội dung:
-Hình ảnh sông nước miền Tây lúc chiều xuống giăng mắc màn sương mờ ảo, tạo cảm giác bâng khuâng, man mác trong lòng người đọc.
- Không gian hoang vắng, tĩnh lặng có chút gì đó mơ hồ, phảng phất chút tâm linh của rừng núi.Những cây lau vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có linh hồn. Những triền lau xám bạc phất phơ theo chiều gió đưa đẩy, qua cảm nhận của người ra đi có chất chứa nỗi lòng thật quyến luyến, như có hồn phảng phất trong gió trong cây.
- Vẻ đẹp uyển chuyển, khỏe khoắn, rắn rỏi của những cô gái Thái trên thuyền độc mộc lúc vượt thác leo ghềnh. Hình ảnh ấy đã để lại cho tâm hồn nhạy cảm của những người lính một ấn tượng khó phai nhòa.
-Hình ảnh những cánh hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước lũ, gợi cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng làm cho lòng người thêm say đắm bâng khuâng.
a.3. Về nghệ thuật:
-Bút pháp lãng mạn, trữ tình
- Câu hỏi tu từ gợi nhiều hơn tả
-Đoạn thơ có sự kết hợp giữa chất thơ, chất họa,...
      Đoạn thơ là một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Ta cũng có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả và hơn cả là của những người lính Tây Tiến, dù chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, tận hưởng từng khoảnh khắc đẹp của cuộc sống.
c. Liên hệ đến đoạn thơ của Hàn Mạc Tử để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ: (2 diểm)
- Về đoạn thơ của Hàn Mạc Tử trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
+Giới thiệu hoàn cảng sáng tác bài thơ; xuất xứ, vị trí đoạn thơ trong bài thơ, Đây thôn Vĩ Dạ
        +Hai câu đầu là một bức tranh phong cảnh với đủ cả gió mây sông nước. Câu thơ đầu, nhịp ngắt 4/3 với những chữ gió, chữ mây riêng rẽ ở từng vế câu đã tạo ra cảm giác có một sự ngăn cách, chia lìa thật quyết liệt. Giọng điệu thơ còn gợi lên một cảm giác buồn bã và hiu hắt. Từ sự phi lí về hiện tượng tự nhiên, Hàn Mặc Tử đã thể hiện những hợp lí của tâm trạng trong cảnh ngộ của một con người gắn bó tha thiết với đời lại vĩnh viễn phải xa cách cuộc đời! Câu thơ thứ 2 miêu tả dòng sông và hoa bắp ven bờ: Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay. Phép nhân hoá trong hình ảnh dòng nước buồn thiu vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lặng như ngưng trệ, không trôi chảy, vừa gợi tả nỗi buồn.
    Hai câu thơ vẽ nên một không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian như ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, trở thành phương tiện biểu hiện cõi lòng u ám, buồn bã khi con người trở về với cõi thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại.
+ Hai câu sau: cảnh tràn ngập ánh trăng làm vạn vật mờ ảo, nhạt nhoà, lạnh lẽo, như thực, như mơ... Trong thế giới của cõi mộng, sông trở thành sông trăng, bến trở thành bến trăng, thuyền thành thuyền chở trăng và cả bóng người cũng trở thành hình ai thấp thoáng, nhoà mờ trong trăng... Sông Hương thực của xứ Huế cũng đã từ cõi thực chảy trôi vào cõi mộng. Hai câu thơ đựng trong đó ít nhất hai câu hỏi da diết, đau đáu về một cõi mơ đẹp huyền ảo, ngập tràn sắc trăng. Thi sĩ khao khát sống, khao khát yêu đời lại phải chia lìa, cách biệt với cuộc đời trong một thực tại nghiệt ngã nên ông chỉ còn cách miên man dõi theo bóng ai trong ánh trăng huyền ảo, bám víu vào cõi mộng để hình dung như được trở lại với đời. Cách diễn đạt phiếm chỉ trong câu hỏi thứ nhất “thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra cảm giác thật tội nghiệp: dường như nhà thơ đang bị vây bọc trong một thế giới tăm tối, lạnh lẽo, chới với vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài.
-Nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ:
        + Nét giống nhau của cả 2 đoạn thơ là đều nói về những nét đẹp của thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ thể hiện nên rất sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm.
         +Nhưng với mỗi cảm xúc riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi tác giả, nét đẹp thiên nhiên lại được thể hiện khác nhau:
      ++ Đối với Hàn Mặc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm giác man mác buồn; cảnh vật tuy đẹp nhưng vẫn gợi sự u sầu, đau đớn. Bởi lẽ vì chính tâm trạng lúc này của Hàn Mạc Tử, khi đang phải chịu đựng những con đau của căn bệnh quái ác và hơn cả là phải đối diện với cái chết, nhà thơ của chúng ta lại trở nên đa sầu trước mọi cái nhìn cảnh vật.
       ++ Đối với nhà thơ Quang Dũng, cái nhìn thiên nhiên đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ tinh tế, nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.
 
4.0



0,5đ




1,0 đ











0,5đ









1,0đ



























1,0 đ
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. ( 0,25)
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) ( 0,25)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây