Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Phần I | Đọc hiểu | 3.0 | |
1 | Nghị luận / phương thức nghị luận | 1.0 | |
2 | Nội dung của đoạn trích: Một quan niệm về hạnh phúc | 1.0 | |
3 | - Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp từ, lặp cấu trúc. - Hiệu quả nghệ thuật: + Nhấn mạnh, khẳng định ý. + Tạo âm hưởng cho câu văn. |
1.0 | |
Phần II | 1 | Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm của bản thân về vấn đề hạnh phúc. | 2.0 |
1. Yêu cầu chung - Đoạn văn có hình thức rõ ràng; lập luận thuyết phục, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… - Có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của bản thân một cách đúng đắn, tích cực. 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ 3 phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. Mở đoạn phải nêu được luận đề; thân đoạn trình bày các ý, liên kết chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ yêu cầu của đề; kết đoạn phải chốt lại được vấn đề. b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về hạnh phúc. c. Triển khai vấn đề nghị luận một cách hợp lí; có sự liên kết chặt chẽ; kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. * Mở đoạn: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân đoạn: - Giải thích: Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý của con người khi ta cảm thấy thỏa mãn một nhu cầu trừu tượng. Đó là một khái niệm thuộc phạm vi đời sống tinh thần của con người. Đó là trạng thái tinh thần lý tưởng nhất mà con người theo đuổi. |
|||
- Bàn luận vấn đề: + Biểu hiện của hạnh phúc: đối với mỗi người mỗi lứa tuổi thì niềm hạnh phúc sẽ khác nhau, bên cạnh đó còn tùy theo hoàn cảnh, công việc,… + Hạnh phúc không quá xa với mà rất đỗi gần gũi + Đôi khi hạnh phúc là mang lại hạnh phúc cho người khác + Tác dụng: mang lại sự thỏa mãn, thanh thản,… - Những hành dộng có thể làm mất đi sự ham muốn hạnh phúc : Tham vọng về quyền lực, tiền tài, lối sống buông thả trong xã hội ngày nay đang ngày càng đe dọa, cướp đi hạnh phúc của bao người - Rút ra bài học bản thân |
|||
* Kết đoạn: Khẳng định lại ý nghĩa của vần đề. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng của người viết. |
Câu 2 | Vì sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. | 5.0 | |
1. Yêu cầu chung - Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn nghị luận văn học - Bài viết có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; văn viết có cảm xúc; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả… 2. Yêu cầu cụ thể a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; MB phải nêu được vấn đề cần nghị luận TB phải tổ chức thành nhiều đoạn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận; KB phải khái quát được vấn đề b. Xác định vấn đề cần nghị luận: cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng có. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, cụ thể. |
|||
Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận | |||
Thân bài: học sinh có thể phân tích theo cách của mình, song đạt được những ý cơ bản sau đây: - Học sinh giới thiệu sơ lược về hai nhân vật. + Người tù Huấn Cao. + Viên quản ngục. - Diễn biến cảnh cho chữ + Thời gian: đêm tối nhưng lại là thời gian cuối cùng của một con người tài hoa. + Không gian: là một căn buồng tối, ẩm ướt, chật hẹp, mạng nhện, phân chuột,phân gián… + Người cho chữ là người tử tù nhưng oai phong, đang trong tư thế ban ân huệ cuối cùng của mình cho người khác. Kẻ xin chữ lẻ ra là người có quyền hành hơn nhưng cúi đầu mang ơn. - Cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có vì một số lí do: + Thông thường người ta chỉ sáng tác nghệ thuật ở nơi có không gian rộng rãi, trang nghiêm hay ít nhất là nơi sạch sẽ, đằng này cảnh cho chữ lại diễn ra nơi cái ác ngự trị. + Người nghệ sĩ làm ra tác phẩm nghệ thuật phải thật sự thoải mái về tâm lí, thể xác trong khi Huấn Cao phải đeo gông, xiềng xích và nhận án tử vào ngày hôm sau. + Người quản ngục là người có quyền bắt buộc kẻ tử tù nhưng ngược lại kẻ tử tù lại ở vị thế cao hơn có quyền cho hay không cho chữ. - Ý nghĩa của cảnh cho chữ + Ca ngợi tấm lòng thiên lương của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục + Ca ngợi sự chiến thắng của cái đẹp dù ở nơi u ám nhất. + Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn trong con người của Huấn Cao từ đó thể hiện quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân. - Nghệ thuật :xây dựng nhân vât, tạo dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, ngôn ngữ giàu tính tạo hình … Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, giá trị của tác phẩm. |
|||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, thể hiện được quan điểm riêng của người viết. |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn